0262800126
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NỘP HỒ SƠ Tra cứu KQTS

Chương trình đào tạo ngành Y tế công cộng

Chương trình đào tạo ngành Y tế công cộng

Cập nhật lúc: 08/09/2020 0

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

 

Tên chương trình              : Chương trình giáo dục Đại học Y tế công cộng

Trình độ đào tạo               : Đại học

Ngành đào tạo                  : Y tế cộng cộng

Mã số                               : 7720701

Loại hình đào tạo              : Chính quy tập trung theo tín chỉ

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khỏe, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức:

- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho Y tế công cộng.

- Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về Y tế công cộng.

- Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khỏe phổ biến ở cộng đồng.

- Trình bày được các yếu tố quyết định sức khỏe.

- Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.         

- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Nắm vững chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Về kỹ năng:

- Xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

- Xác định được các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp.

- Lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

- Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng.

- Giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng.

- Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khỏe.

Về thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên lý Y tế công cộng.

- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.

- Cầu thị và hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành.

- Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

Về năng lưc tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo.

- Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường

- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Thời gian đào tạo: Tập trung 04 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 131 tín chỉ (TC) chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3TC) và Giáo dục quốc phòng - An ninh (8TC).

Một (01) tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết, 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 - 90 giờ thực tập tại bệnh viện, thực tế tại cộng đồng, 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

TT

Khối lượng học tập

Tín chỉ

1

Kiến thức Giáo dục đại cương tối thiều (chưa kể các phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

27

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:

104

2

Kiến thức cơ sở ngành

27

 

Kiến thức ngành và chuyên ngành

64

 

Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp

13

Tổng cộng

131

 

4. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1. Quy trình đào tạo: Theo học chế tín chỉ.

Thực hiện Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hộ chính quy theo hệ thống tín chi tại Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp: Căn cứ Khoản 1, Điều 27 tại Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014, những sinh viên có đủ các điều kiện sau thuộc diện xét tốt nghiệp và được công nhận tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

- Điểm rèn luyện phải đạt từ loại khá trở lên;

- Có trình độ tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 (tương đương B1 theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu);

- Có chứng chỉ tin học văn phòng, tin học ứng dụng đạt trình độ B;

- Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh và Giáo dục thể chất.

5.3. Văn bằng

Hiệu trưởng quyết định cấp bằng đại học và bảng điểm cho sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Sinh viên đạt đủ các điều kiện trên sẽ được cấp bằng đại học ngành “Y tế công cộng”.

6. Thang điểm: Theo hệ thống tín chi.

- Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

Xếp loại

Thang điểm 10

Thang điểm 4

Điểm chữ

Điểm số

Đạt (được tích lũy)

Giỏi

8,5 à 10

A

4,0

Khá

7,8 à 8,4

B+

3,5

7,0 à 7,7

B

3,0

Trung bình

6,3 à 6,9

C+

2,5

5,5 à 6,2

C

2,0

Trung bình yếu

4,8 à 5,4

D+

1,5

4,0 à 4,7

D

1,0

Không đạt

Kém

0,0 à 3,9

F

0,0

 

7. Nội dung và kế hoạch giảng dạy

7.1. Nội dung chương trình

TT

Mã học phần

Tên môn học

Số tín chỉ

Ghi chú

 

Tổng

LT

TH/BT

 

Các môn chung

11

 

 

 

 

1

D30101

Triết học Mác - Lênin

3

3

0

 

 

2

D30102

Kinh tế chính trị Mác – Lê nin

2

2

0

 

 

3

D30103

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

 

 

4

D30104

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

 

 

5

D30105

Lịch sử Đảng CSVN

2

2

0

 

 

6

D30106

Giáo dục thể chất*

3

0

3

 

 

7

D30107

GD Quốc phòng - An ninh*

165

 

 

 

 

Các môn cơ sở khối ngành

16

 

 

 

 

1

D30108

Ngoại ngữ chuyên ngành 1

3

3

0

 

 

2

D30109

Ngoại ngữ chuyên ngành 2

3

3

0

 

 

3

D30110

Ngoại ngữ chuyên ngành 3

2

2

0

 

 

4

D30112

Sinh học và Di truyền

2

1

1

 

 

5

D30113

Vật lý - Lý sinh

2

1

1

 

 

6

D30114

Nghiên cứu khoa học

2

1

1

 

 

7

D30115

Tâm lý y học - Đạo đức y học

2

2

0

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

27

 

 

 

 

1

D30116

Hóa sinh

2

1

1

 

 

2

D30117

Giải phẫu

2

1

1

 

 

3

D30118

Sinh lý

2

1

1

 

 

4

D30119

Sinh lý bệnh - miễn dịch

2

1

1

 

 

5

D30120

Vi sinh

2

1

1

 

 

6

D30121

Ký sinh trùng

2

1

1

 

 

7

D30122

Các bệnh thông thường 1

3

2

1

 

 

8

D30123

Các bệnh thông thường 2

3

2

1

 

 

9

D30111

Xác suất - Thống kê y học

2

2

0

 

 

10

D30124

Phân tích số liệu bằng STATA

3

1

2

 

 

11

D30132

Dịch tễ học cơ bản

2

1

1

 

 

12

D30138

Dân số và phát triển

2

2

0

 

 

Kiến thức ngành

42

 

 

 

 

1

D30125

Tổ chức và quản lý hệ thống y tế

2

2

0

 

 

2

D30126

Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản

2

2

0

 

 

3

D30127

Quản lý dịch vụ y tế

2

2

0

 

 

4

D30128

Kế hoạch y tế

2

1

1

 

 

5

D30129

Quản lý tài chính và kinh tế y tế

2

2

0

 

 

6

D30130

Chính sách y tế

2

2

0

 

 

7

D30132

Phân loại bệnh tật và tử vong quốc tế

2

1

1

 

 

8

D30133

Phòng chống thảm họa

2

2

0

 

 

9

D30134

Sức khỏe môi trường cơ bản

3

2

1

 

 

10

D30135

Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản

3

2

1

 

 

11

D30136

Nâng cao sức khỏe

3

2

1

 

 

12

D30137

Sức khỏe sinh sản

2

2

0

 

 

13

D30139

DD - An toàn thực phẩm

3

2

1

 

 

14

D30140

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

2

1

1

 

 

15

D30141

Nhân học và XH sức khỏe

2

2

0

 

 

16

D30142

Nghiên cứu định tính

2

1

1

 

 

17

D30143

Điều tra một vụ dịch

2

1

1

 

 

18

D30144

Thực tập cộng đồng 1 (năm thứ hai)

2

0

2

 

 

19

D30145

Thực tập cộng đồng 2 (năm thứ ba)

2

0

2

 

 

Kiến thức bổ trợ

22

 

 

 

 

1

D30146

Dinh dưỡng học cơ bản và khoa học thực phẩm.

2

1

1

 

 

2

D30147

Phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch dinh dưỡng và thực phẩm.

2

1

1

 

 

3

D30148

Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội

3

2

1

 

 

4

D30149

Quản lý dự án

2

1

1

 

 

5

D30150

Dịch tễ học chấn thương

2

1

1

 

 

6

D30151

Chương trình phòng chống HIV/AIDS

3

2

1

 

 

7

D30152

Quản lý chương trình DS - KHHGĐ

2

1

1

 

 

8

D30153

Thực tế nghề nghiệp

6

0

6

 

 

Thực tế và Tốt nghiệp

13

 

 

 

 

1

D30154

Thực hành nghề nghiệp

5

0

5

 

 

2

D30155

Tốt nghiệp đồ án, khóa luận tốt nghiệp

8

0

8

 

 

 

7.2. Kế hoạch giảng dạy

TT

Mã học phần

Tên môn học

Số tín chỉ

Ghi chú

Tổng

LT

TH/BT

 

Học kỳ 1

1

D30101

Triết học Mác - Lênin

3

3

0

1

2

D30106

Giáo dục thể chất*

3

0

3

1

3

D30111

Xác suất - Thống kê y học

2

2

0

1

4

D30112

Sinh học và Di truyền

2

1

1

1

5

D30113

Vật lý - Lý sinh

2

1

1

1

6

D30117

Giải phẫu

2

1

1

1

7

D30118

Sinh lý

2

1

1

1

Học kỳ 2

1

D30102

Kinh tế chính trị Mác – Lê nin

2

2

0

2

2

D30115

Tâm lý y học - Đạo đức y học

2

2

0

2

3

D30116

Hóa sinh

2

1

1

2

4

D30120

Vi sinh

2

1

1

2

5

D30121

Ký sinh trùng

2

1

1

3

6

D30119

Sinh lý bệnh - miễn dịch

2

1

1

3

7

D30125

Tổ chức và quản lý hệ thống y tế

2

2

0

3

8

D30107

GD Quốc phòng - An ninh*

165

 

 

2

Học kỳ 3

1

D30103

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

3

2

D30108

Ngoại ngữ chuyên ngành 1

3

3

0

3

3

D30122

Các bệnh thông thường 1

3

2

1

3

4

D30126

Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản

2

2

0

4

5

D30134

Sức khỏe môi trường cơ bản

3

2

1

4

6

D30132

Dịch tễ học cơ bản

2

1

1

4

Học kỳ 4

1

D30104

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

4

2

D30109

Ngoại ngữ chuyên ngành 2

3

3

0

4

3

D30123

Các bệnh thông thường 2

3

2

1

4

4

D30124

Phân tích số liệu bằng STATA

3

1

2

4

5

D30141

Nhân học và XH sức khỏe

2

2

0

4

6

D30127

Quản lý dịch vụ y tế

2

2

0

5

7

D30129

Quản lý tài chính và kinh tế y tế

2

2

0

5

8

D30144

Thực tập cộng đồng 1 (năm thứ hai)

2

0

2

4

Học kỳ 5

1

D30105

Lịch sử Đảng CSVN

2

2

0

5

2

D30110

Ngoại ngữ chuyên ngành 3

2

2

0

5

3

D30114

Nghiên cứu khoa học

2

1

1

5

4

D30130

Chính sách y tế

2

2

0

5

5

D30132

Phân loại bệnh tật và tử vong quốc tế

2

1

1

5

6

D30136

Nâng cao sức khỏe

3

2

1

5

7

D30139

Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm

3

2

1

5

8

D30142

Nghiên cứu định tính

2

1

1

5

Học kỳ 6

1

D30133

Phòng chống thảm họa

2

2

0

6

2

D30135

Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản

3

2

1

6

3

D30137

Sức khỏe sinh sản

2

2

0

6

4

D30138

Dân số và phát triển

2

2

0

6

5

D30140

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

2

1

1

6

6

D30145

Thực tập cộng đồng 2 (năm thứ ba)

2

0

2

6

7

D30146

Dinh dưỡng học cơ bản và khoa học thực phẩm.

2

1

1

6

Học kỳ 7

1

D30128

Kế hoạch y tế

2

1

1

7

2

D30143

Điều tra một vụ dịch

2

1

1

7

3

D30147

Phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch dinh dưỡng và thực phẩm.

2

1

1

7

4

D30148

Truyền thông sức khỏe và tiếp thị xã hội

3

2

1

7

5

D30149

Quản lý dự án

2

1

1

7

6

D30150

Dịch tễ học chấn thương

2

1

1

7

7

D30151

Chương trình phòng chống HIV/AIDS

3

2

1

7

Học kỳ 8

1

D30152

Quản lý chương trình DS - KHHGĐ

2

1

1

8

2

D30153

Thực tế nghề nghiệp

6

0

6

8

3

D30154

Thực hành nghề nghiệp

5

0

5

8

4

D30155

Tốt nghiệp đồ án, khóa luận tốt nghiệp

8

0

8

8

               

 

8. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Chương trình khung giáo dục đại học là những quy định của nhà nước về cấu trúc, khối lượng và nội dung kiến trúc cho nghành Y tế công cộng trình độ đại học.

8.1. Chương trình đào tạo Cử nhân y tế công cộng

Chương trình Cử nhân Y tế công cộng được xây dựng trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình đã được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt.

Chương trình đươc xây dựng theo hướng đổi mới giáo dục đại học, tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đó được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục trình độ đại học 4 năm.

Chương trình này được thực hiện trong 4 năm học trong đó: 2,5 năm đầu các sinh viên sẽ phải hoàn thành các học phần/môn học chung với tổng số 98 tín chỉ. Sau khi học hết năm thứ 2 sinh viên sẽ tiếp tục học các phần chuyên ngành Y tế công cộng, thực tập cộng đồng và thực tập tốt nghiệp ở những năm tiếp theo.

8.2. Thực hành, thực tập cộng đồng

8.2.1 Thực hành

Tổ chức thực tập tại các phòng thực hành, phòng thí nghiệm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Tùy theo yêu cầu của nghề nghiệp trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu và chất lượng đào tạo, khoa Y và các bộ môn quy định cụ thể về nội dung, thời gian thực tập tại các phòng thực hành, phòng thí nghiệm.

8.2.2 Thực tập cộng đồng

Thực tập cộng đồng 1: Tổ chức vào cuối năm thứ hai sau khi sinh viên đã học xong các học phần/môn học cơ sở ngành. Địa điểm thực tập cộng đồng 1 là Trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện và trạm y tế xã. Mục tiêu của đợt thực tập này là tạo cơ hội cho sinh viên làm quen với tổ chức hệ thống y tế, quan sát những hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe được triển khai ở các tuyến. Tăng cường kỹ năng tiếp xúc cộng đồng và làm việc nhóm cũng là mục tiêu quan trọng của đợt thực tập cộng đồng này.

Thực tập cộng đồng 2: Tổ chức vào cuối năm ba sau khi sinh viên đã học xong một số học phần/môn học cơ sở ngành. Địa điểm thực tập cộng đồng 2 là Trung tâm y tế huyện, bệnh viện đa khoa huyện và trạm y tế xã. Mục tiêu của đợt thực tập này là cơ hội cho sinh viên tiếp tục áp dụng và củng cố những kiến thức đã được học trong 3 năm đầu của chương trình Cử nhân Y tế công cộng. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, huy động cộng đồng, xác định các vấn đề về sức khỏe ưu tiên đã được xác định.

Thực tế nghề nghiệp: Tổ chức vào học kỳ 2 năm thứ tư khi sinh viên đã học xong tất cả các phần/môn học trong chương trình. Địa điểm thực tập là các cơ sở y tế tuyến tỉnh (sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khỏe giới tính, Chi cục dân số - KHHGĐ …). Học phần này sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản về hoạt động hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh. Phân tích cơ cấu mô hình bệnh tật tại địa bàn tỉnh. Thực hành kỹ năng giao tiếp, nói chuyện tư vấn SK tại cộng đồng.

  Kế hoạch thực tập cộng đồng được Hội đồng khoa học – Đào tạo của trường thông qua trước khi triển khai hàng năm. Mục tiêu cụ thể và nội dung thực tập cộng đồng phải được xem xét lại sau mỗi năm và điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng với nhu cầu thực tế.

8.3. Thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp.

8.3.1. Thực tập tốt nghiệp:

Đề cương chi tiết học phần

8.3.2. Tốt nghiệp:

         Áp dụng quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thông tín chỉ ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGĐT ngày 15/8/2007 của bộ giáo dục và đào tạo.

8.4. Tổ chức dạy/học:

8.4.1. Tổ chức các khoa/ Bộ môn của ngành 

- Các Bộ môn- Khoa học cơ bản

- Các Bộ môn – Khoa Y học cơ bản

- Bộ môn Sức khỏe cộng đồng

- Bộ môn Khoa học Xã Hội – Hành vi và Giáo dục sức khỏe

- Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tế

- Bộ môn Sức khỏe môi trường – Vệ sinh lao động, Bệnh nghề nghiệp

- Bộ môn Dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm

- Bộ môn Ngoại ngữ

8.4.2. Cở sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở đào tạo đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo như giảng đường, thư viện, phòng thực tập, thực hành, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tích cực, phòng máy tính có kết nối Internet.

Nhằm tăng cường khả năng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp, việc chuẩn bị tốt các cơ sở thực hành, thực địa để sinh viên thực tập và hết sức quan trọng. Các cơ sở thực hành thực địa trong tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đắk Nông, Gia Lai đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn. Đối với phòng thí nghiệm, ngoài tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và phù hợp với chuyên ngành của sinh viên, phòng thí nghiệm có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn và sư phạm để hướng dẫn giúp đỡ sinh viên trong suốt quá trình thực tập tại phòng thí nghiệm.

8.4.3. Đội ngũ giảng viên cơ hữu và cơ sở vật chất của ngành học

Đội ngũ giảng viên

TT

KHOA/ BM

HỌC HÀM/ HỌC VỊ

GS

PGS.TS

TS

TH.S

ĐH

KTV

1

Bộ môn khoa học cơ bản

0

1

1

6

0

0

2

Trung tâm ngoại ngữ, tin học

0

0

0

6

0

0

3

Bộ môn cơ sở

0

1

1

4

0

1

4

Bộ môn y tế công cộng

1

1

1

5

0

1

 

Cơ sở vật chất

TT

KHOA/ PHÒNG

SỐ LƯỢNG

1

Phòng thực hành sinh học và di truyền

1

2

Phòng thực hành sinh lý – sinh lý bệnh

1

3

Phòng thực hành vi sinh

1

4

Phòng thực hành kí sinh trùng

1

5

Phòng thực hành mô phôi –giải phẫu bệnh

1

6

Phòng thực hành giải phẫu

1

7

Phòng thực hành sức khỏe môi trường

1

8

Phòng thực hành dinh dưỡng

1

          Cơ sở thực địa: Ngoài bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên trường còn kí kết với 2 trung tâm Y tế huyện Krông Ana và trung tâm Y tế huyện Cư Kuin để phục vụ cho các đợt thực tập 1,2,3 của ngành cử nhân Y tế công cộng. Hiện Trường Đại Học Buôn Ma Thuột đang được xây dựng với tổng quy mô 500 giường, được xây dựng trong khuôn viên diện tích 5,4 ha đây sẽ là cơ sở để sinh viên thực tập trong học phần bệnh học thông thường 1 và bệnh học thông thường 2.

8.4.4.  Mô tả nội dung học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin: 3TC

          Chương 1 trình bày những nét khái quát về triết học, triết học Mác – Lênin, và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 2TC

          Nội dung chương trình gồm 6 chương: Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác - Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường, và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 2TC

          Nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của CNXHKH (quá trình hình thành, phát triển của CNXHKH); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của CNXHKH theo mục tiêu môn học.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 2TC

Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 6 chương cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về văn hóa, đạo đức, con người.

 5. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam: 2TC

          Trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920-1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018). Qua đó khẳng định các thành công, nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạnh của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

5. Ngoại ngữ: 8 TC

Điều kiện tiên quyết: Ngoại ngữ cơ bản bố trí học năm thứ nhất và năm thứ 2. Ngoại ngữ chuyên ngành học sau các môn cơ sở ngành.

Nội dung: Phần ngoại ngữ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ cần thiết cho giao tiếp thông thường và chuyên ngành Y tế công cộng; đồng thời có thể áp dung để tham khảo một số tài liệu y khoa. Yêu cầu đạt cấp độ 3/6 theo khung năng lực NNVN.

6. Giáo dục thể chất: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Môn học không có điều kiện tiên quyết. Bố trí học vào năm thứ nhất và thứ 2 trong chương trình.

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

7. Giáo dục Quốc phòng và An ninh: 7TC (165 tiết)

Điều kiện tiên quyết: Môn học không có điều kiện tiên quyết. Bố trí học vào năm thứ nhất và thứ 2 trong chương trình.

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh trình độ đại học, cao đẳng.

8. Xác suất – Thống kê y học: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Tin học đại cương.

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê y học: Định nghĩa, định lý, công thức tính xác suất; Cách chọn mẫu, xác định cỡ mẫu; Xử lý được các số liệu thống kê; ứng dụng các TEST thống kê phù hợp và từng nghiên cứu; sử dụng phần mềm để xử lý các thông tin y học nhằm giúp cho công tác thống kê,báo cáo và nghiên cứu khoa học.

9. Sinh học và di truyền: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Môn học không có điều kiện tiên quyết.

Nội dung gồm kiến thức cơ bản về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học phất triển, kiến thức về vai trò của di truyền y học, đặc điểm của các nhóm bệnh di truyền chính.

10. Nghiên cứu khoa học: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Xác suất – Thống kê y học, Dịch tễ học

Nội dung gồm kiến thức về các thiết kế nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu, cách tính cỡ mẫu, thu thập số liệu, kiểm soát sai lệch, phân tích và xử lý số liệu.

11. Tâm lý y học – Đạo đức y học: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Môn học không có điều kiện tiên quyết.

Nội dung gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý y học – Đạo đức y học. Các nguyên lý cơ bản của đạo đức y học trong thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học dựa trên các quy định chung của Việt Nam và Quốc tế.

12. Hóa Sinh: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Hóa học

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về hóa sinh, bao gồm: các sinh chất chủ yếu và chuyển hóa của chúng ở tế bào sống của cơ thể, các nguyên tắc và ý nghĩa của một số xét nghiệm hóa sinh lâm sàng thông thường.

13. Giải phẫu: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Môn học Giải phẫu được bố trí học trước các môn cơ sở ngành và chuyên ngành

Nội dung gồm những kiến thức về đặc điểm giải phẫu đại thể của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người, kiến thức về chức năng, hoạt động của các cơ quan và mối liên hệ với dấu hiệu lâm sàng.

14. Sinh lý: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu, Vật lý – lý sinh, Hóa học

Nội dung gồm những kiến thức về chức năng, hoạt động của cơ quan, hệ thống cơ quan và chức năng điều hòa trong mối liên hệ thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.

15. Sinh lý bệnh – Miễn dịch: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu, sinh lý

Nội dung gồm những kiến thức về bệnh, bệnh nguyên, bệnh sinh, những rối loạn chức năng của các cơ quan trong quá trình bệnh lý phổ biến; vai trò của hệ thống miễn dịch và những cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch.

16: Vi sinh: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Sinh học và di truyền

Nội dung gồm những kiến thức về đặc điểm cơ bản nhất về cấu tạo, chuyển hóa di truyền của vi khuẩn, vi rút và mối quan hệ cơ thể - vi sinh vật, đặc biệt là những vi sinh vật liên quan đến khả năng gây bệnh, dịch tại cộng đồng, các nguyên tắc phòng và chống các bệnh, dịch liên quan đến vi sinh vật.

17. Ký sinh trùng: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Sinh hoc và Di truyền

Nội dung gồm những kiến thức về cấu tạo, hoạt động và đặc tính ký sinh của một số loại ký sinh trùng gây bệnh hoặc liên quan đến các bệnh ở người, trong đó điển hình là loài giun sán, các loài tiết túc truyền bệnh; các loài nấm và ký sinh trùng khác; các nguyên tắc cơ bản trong phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng ở mức độ cơ thể và cộng đồng.

18. Các loại bênh thông thường 1: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu, Sinh lý bệnh – miễn dịch, Vi sinh, Ký sinh trùng

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh học; nguyên nhân, mối liên quan giữa môi trường và bệnh lý ở người; các triệu chứng cơ bản, phương pháp phòng và điều trị một số bệnh thường gặp tại cộng đồng.

19. Các loại bệnh thông thường 2: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Bênh thông thường 1

Môn học Bệnh thông thường 2 là phần tiếp theo và bổ trợ cho phần Bệnh thông thường 1. Nội dung về chấn thương và những cấp cứu thường gặp tại cộng đồng; những nguyên tắc, kỹ năng sơ cấp chấn thương, tai nạn tại cộng đồng.

20. Tổ chức và quản lý hệ thống y tế: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Môn học không có điều kiện tiên quyết

Nội dung gồm các thông tin tổng quan, cơ bản về tổ chức và quản lý hệ thống y tế như đặc điểm, cấu trúc tổ chức, chức năng và các thành phần cơ bản của hệ thống y tế.

21. Nguyên lý quản lý và các kỹ năng cơ bản: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Môn học không có điều kiện tiên quyết

Nội dung gồm khái niệm và nguyên lý cơ bản của quản lý; các kỹ năng quản lý cơ bản cho sinh viên để vận dụng vào môi trường làm việc trong tương lai.

22. Quản lý dịch vụ y tế: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành

Nội dung mô tả hệ thống cung cấp dịch vụ dự phòng và khám chữa bệnh. Bao gồm các kiến thức tổng quan về y tế dự phòng và phân cấp quản lý y tế dự phòng, các triển khai, theo dõi, đánh giá hoạt động và kết quả công tác y tế dự phòng; các kiến thức về chức nằng nhiệm vụ của các đơn vị trong hệ thống cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và phòng bệnh các tuyến từ trung ương đến xã; các phương pháp và công cụ đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế.

23. Kế hoạch y tế: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức và quản lý hệ thống y tế, Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản, Quản lý dịch vụ y tế.

Nội dung gồm những khái niệm, kỹ năng và công cụ cơ bản liên quan đến lập kế hoạch để ứng dụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau tốt nghiệp.

24. Quản lý tài chính và kinh tế y tế: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Kế hoạch y tế

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về kinh tế để phân tích và giải thích và giải thích hành vi sử dụng, cung cấp dịch vụ y tế; các vấn đề thực tiễn liên quan đến các nguồn tài chính y tế, phương pháp chi trả, bức tranh tổng thể về mô hình tài chính y tế Việt Nam, những khó khăn và phương pháp quản lý tài chính y tế, để đáp ứng trong đánh giá các can thiệp y tế, cung cấp bằng chứng khoa học trong xây dựng các chính sách quản lý y tế, quản lý kinh tế ngành và xây dựng hệ thống y tế công bằng hiệu quả.  

25. Chính sách y tế: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành

Nội dung gồm các kiến thức và kỹ năng cơ bản về chính sách y tế, về hệ thống và qui trình chính sách y tế Việt Nam ở các cấp, đặc biệt cấp cơ sở.

26. Dịch tễ cơ bản: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành   

Nội dung gồm những khái niệm cơ bản trong đo lường bệnh trạng, đo lường sự kết hợp, nguyên lý và thiết kế cơ bản của dịch tễ học và ứng dụng của các thiết kế trong việc xác định, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật trong cộng đồng.

27. Phân loại bệnh tật và tử vong quốc tế: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành   

Nội dung gồm các kiến thức và kỹ năng phân loại các nguyên nhân gây bệnh và tử vong dựa trên phân loại chuẩn quốc tế ICD-10; các kiến thức, kỹ năng trong đánh giá các nguyên nhân bệnh tật tử vong theo các cấp độ chi tiết khác nhau; các kỹ năng lưu trữ, phân tích dữ liệu dựa trên các nguyên tắc mã hóa và chuẩn hóa số liệu y/sinh học.

28. Phòng chống thảm họa: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành   

Nội dung gồm những khái niệm cơ bản về thảm họa và kiến thức cơ bản về quản lý thảm họa; kiến thức về hậu quả của thảm họa và phương pháp quản lý những hậu quả của thảm họa.

29. Sức khỏe môi trường cơ bản: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành   

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa sức khỏe, môi trường và bệnh tật. Các yếu tố nguy cơ của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và các biện pháp phòng chống.

30. Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành   

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp; phân loại các yếu tố tác hại nghề nghiệp; nguyên nhân cơ bản gây bệnh và tai nạn thương tích nghề nghiệp, ứng dụng quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động trong hoàn cảnh cụ thể.

31. Nâng cao sức khỏe: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Quản lý dịch vụ y tế, tâm lý y học- Đạo đức y học, Nhân dân và xã hội học sức khỏe.

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về các yếu tố quyết định sức khỏe, hành vi sức khỏe, giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu, lí thuyết về hành vi, giáo dục sức khỏe, các cách tiếp cận và chiến lược hành động nâng cao sức khỏe.

32. Sức khỏe sinh sản: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành

Nội dung gồm những kiến thức và thực hành cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt nam; các kiến thức cơ bản về sức khỏe tình dục,giới, quyền và sự tham gia của nam giới trong dịch vụ sức khỏe sinh sản.

33. Dân số và phát triển: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành

Môn này gồm hai phần chính: Dân số học và Dân số phát triển.

Nội dung gồm những kiến thức và khả năng phân tích về biến động dân số và những tác động qua lại của các quá trình dân số với các vấn đề phát triển. Phần dân số học cung cấp kiến thức về qui mô, cơ cấu dân số và các biến động dân số. Phần dân số và phát triển cung cấp kiến thức về mối quan hệ, tác động qua lại giữa dân số và các vấn đề phát triển (như kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, bình đẳng giới ….) cơ sở xây dựng chính sách dân số phù hợp với từng đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

34. Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Hóa sinh, sinh lý, vi sinh, Ký sinh trùng, Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản, nâng cao sức khỏe.

Nội dung gồm những kiến thức, nguyên lý cơ bản về dinh dưỡngvà an tòan thực phẩm, và một vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm đang nổi cộm ở Việt nam, một số kỹ thuật cơ bản về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

35. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Dịch tễ học cơ bả, Xác suất – thống kê y học, nâng ncao sức khỏe, Kế hoạch y tế, Nhân học và Xã hội học sức khỏe.

Nội dung gồm những kiến thức và kỹ năng cho hoạt động lập kế hoạch cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện cho người khuyết tật.

36. Nhân học và xã hội học sức khỏe: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành.

Nội dung những kiến thức và khả năng phân tích các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật một cách khái quát; xác định các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻtrong quá trình xây dựng các chương trình can thiệp của Y tế công cộng.

37. Nghiên cứu định tính: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về phương pháp nguên cứu định tính, kiến thức, kỹ năng cần thiêt để thực hiện nghiên cứu định tính một cách độc lập hoặc liên kết với các nhóm ngành; thiết kế các chương trình y tế phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương, định hướng cho các nghiên cứu chuyên biệt, hoặc đánh giá định tính các chương trình y tế.

38. Thực hành cộng đồng 1: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Bệnh thông thường 1 và 2.

Mục tiêu của đợt thực tập này là tạo cơ hội cho sinh viên làm quen với tổ chức hệ thống y tế, quan sát những hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe được triển khai ở các tuyến. Tăng cường kỹ năng tiếp xúc cộng đồng và làm việc nhóm cũng là mục tiêu quan trọng của đợt thực tập cộng đồng này.

39. Thực tập cộng đồng 2: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Thực tập cộng đồng 1

Tổ chức vào cuối năm ba, sau khi sinh viên đã học xong một số phần/môn học chuyên ngành. Mục tiêu của đợt thực tập này là cơ hội cho sinh viên tiếp tục áp dụng và củng cố những kiến thức đã được học trong 3 năm đầu của chương trình Cử nhân y tế công cộng. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, huy động cộng đồng, xác định các vấn đề sức khỏe ưu tiên và đề xuất biện pháp và kế hoạch giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên đã được xác định.

40. Dinh dưỡng học cơ bản và khoa học thực phẩm: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành

  Khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm nghiên cứu sự tác động, mối quan hệ của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm với sức khỏe và bệnh tật. Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về vai trò, nhu cầu và nguồn thực phẩm của các chất sinh năng lượng (Protid, Carbon hydrate, lipid) và các chất không sinh năng lượng (vitamin, khoáng chất và nước) để từ đó xác định nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng khác (trẻ em, vị thành niên, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, nuôi con bú, người cao tuổi). Bên cạnh đó, môn học cung cấp thêm kiến thức về đặc điểm vệ sinh của một số nhóm thực phẩm cơ bản và thực phẩm chức năng (là vấn đề thời sự được quan tâm hiện nay).

41. Phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch DD và thực phẩm: 2TC             

Điều kiện tiên quyết: Dịch tễ học cơ bản, Xác suất – Thống kê y học, Nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản, Nâng cao sức khỏe.

Môn học là sự ứng dụng và tổng hợp các kiến thức của nhiều môn học khác đã được học như Dịch tễ học cơ bản, Xác suất – Thống kê y học, tin học, Tổ chức và quản lý hệ thống y tế. Dựa trên các nguyên tắc của khoa học quản lý, môn học này giúp sinh viên áp dụng các bước lập kế hoạch trong can thiệp dinh dưỡng và thực phẩm. Môn học này sẽ cung cấp một số kỹ thuật hay sử dụng trong nghiên cứu dinh dưỡng và ATTP cũng như các phương pháp nghiên cứu hay được ứng dụng trong nghiên cứu dinh dưỡng và ATTP (đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp phân trắc học, điều tra khẩu phần ăn).

42. Vệ sinh học đại cương môi trường – nghề nghiệp: 2TC

Điều kiện tiên quyết: SK môi trường cơ bản, Sức khỏe nghề nghiệp cơ bản

  Trong môi trường sống nói chung và môi trường lao động nói riêng luôn tồn tại các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể có thể hại cho sức khỏe người lao động cũng như của của cộng đồng dân cư nói chung. Vai trò của những người làm việc trong lĩnh vực sức khỏe môi trường và nghề nghiệp là xác định được các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn này, sử dụng các kỹ thuật để đo lường, đánh giá được những nguy cơ của chúng đến sức khỏe cũng như các ảnh hưởng khác, đồng thời để xuất được những những giải pháp, các kỹ thuật để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này. Vệ sinh học đại cương môi trường – nghề nghiệp là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật trong lĩnh vực Sức khỏe môi trường – nghề nghiệp nắm được những kiến thứ và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật sử dụng theo dõi, đánh giá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ trong cộng đồng và tại nơi làm việc.

43. Điều tra một vụ dịch: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Xác suất – Thống kê y học, Dịch tễ học cơ bản

Môn học này sẽ cung cấp cho SV cử nhân Y tế công cộng chuyên ngành Dịch tễ học những khái niệm liên quan tới dịch bệnh, kiến thức về phòng chống, xác định, kiểm soát các vụ dịch thường xảy ra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

44. Truyền thôntg sức khỏe và tiếp thịxã hội: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Nâng cao sức khỏe, Tâm lý học Y học- Đạo đức y học, Nhân văn và Xã hội học sức khỏe.

Môn học TTSK –TTXH cung cấp những kiến thức cơ bản và quá trình truyền thông, các cách tiếp cận và phương pháp truyền thông nhằm cung cấp thông tin, tác động thay đổi thái độ và hành vi. Ý tưởng, thông điệp truyền thông, các thiết kế, thử nghiệm thông điệp và tài liệu truyền thông sẽ được trình bày, thảo luận. Môn học cũng đề cập các nguyên lý cơ bản của TTXH, các thành tố của hỗn hợp tiếp thị và mối liên quan giữa chúng. TTSK và TTXH sẽ là những nguyên liệu giá trị để người làm công tác TT-GDSK nghiên cứu, áp dụng trong việc thiết kế chương trình và thực hiện chương trình GDSK- NCSK cụ thể tại địa điểm, cơ sở cụ thể trong cộng đồng. Đây cũng là nhu cầu đào tạo bức thiết của cán bộ y tế tham gia công tác TT-GDSK hiện nay.

45. Phân tích số liệu bằng STATA: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Xác suất- thống kê y học, dịch tễ học cơ bản.

Đây là môn học tự chọn của sinh viên y tế công cộng năm thứ 4. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng trong việc phân tích số liệu cho các cuộc điều tra/ nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, sử dụng trong chương trình phần mềm STATA. Sinh viên tham dự khóa học này đã hoàn thành các khóa học về hệ thống thống kê cơ bản, dịch tễ học cơ bản…vì thế, khóa học chỉ tập trung về kỹ năng phân tích số liệu với phần mềm STATA, giúp sinh viên làm quen với các thao tác cơ bản của STATA, biết cách sử dụng và kết hợp một số lệnh cơ bản trong STATA.

46. Quản lý dự án: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Tổ chức và quản lý hệ thống y tế

Quản lý dự án là môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến xây dựng dự án; tổ chức thực hiện dự án và theo dõi đánh giá dự án. Các kiến thức này nhằm giúp cho sinh viên có thể thực hiện được các năng lực (competences) của cử nhân y tế công cộng sau khi tốt nghiệp.

47. Dịch tễ học chấn thương: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Dịch tễ học cơ bản

Chấn thương là một vấn đề sức khỏe cần đáng quan tâm của cộng đồng trong bối cảnh chuyển dịch mô hình dịch tễ học và sự thay đổi về kinh tế, các quốc gia bao giờ cũng gặp phải vấn đề này. Môn học này sẽ giúp cho sinh viên có được các kiến thức, kỹ năng trong việc phân tích các mô hình chấn thương, tai nạn thương tích trong các bối cảnh khác nhau. Môn học cũng đồng thời cung cấp cho sinh viên kỹ năng phân tích các mối nguy cơ,theo dõi và đưa ra được những chiến lược phòng chống chấn thương một cách hiệu quả và phù hợp.

48. Chương trình phòng chống HIV/AIDS: 3TC

Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở ngành

Hiện nay, chương trình phòng chống HIV/AIDS là một trong những chương trình ưu tiên tại Việt Nam do số lượng người nhiễm vẫn đang tăng nhanh và có nguy cơ lan rộng vào cộng đồng bình thường. Chương trình này được xem là một ví dụ cụ thể trong các nguyên lý và chức năng về y tế công cộng được ứng dụng hết sức sinh động. Môn học phòng chống HIV/AIDS là môn học tự chọn và có vai trò quan trọng đối với các sinhviên đang hoặc sẽ làm trong các lĩnh vực y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe cộng đồng, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại bệnh viện hoặc tại cộng đồng. Môn học được thiết kế nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản và đầy đủ về chương trình phòng chốngHIV/AIDS đang được triển khai tại Việt Nam.

49. Quản lý chương trình Dân số - KHHGĐ: 2TC

Điều kiện tiên quyết: Sinh viên học xong môn các nguyên lý quản lý và các kỹ năng quản lý cơ bản

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kế hoạch quản lý, kiến thức và kỹ năng quản lý chương trình Dân số KHHGĐ. Nội dung của học phần bao gồm các kiến thức chung về quản lý, kiến thức về kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình dân số- KHHGĐ. Sau khi học xong họcphần này, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình Dân số- KHHGĐ ở địa phương.

50. Thực tế nghề nghiệp: 6TC

Điều kiện tiên quyết: Thực tập cộng đồng 2

Tổ chức vào học kỳ 2 năm thứ 4 khi sinh viên đã học xong tất cả các phần/ môn học trong chương trình. Sinh viên được bố trí thực tế tại các cơ sở y tế từ trung ương tới địa phương, phù hợp với từng định hướng đã chọn. Các cơ sở y tế bao gồm: Các vụ, các Sở y tế, các Viện nghiên cứu (Viện vệ sinh dịch tễ, viện y học lao động), các Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, trung tâm Y tế huyện, trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe tỉnh, Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình …thời gian thực tập từ 4 đến 6 tháng.

Kế hoạch tế nghề nghiệp được Hội đồng khoa học – Đào tạo của trường thông qua trước khi triển khai hàng năm. Mục tiêu cụ thể và nội dung thực tế tốt nghiệp phải được xem xét lại sau mỗi năm và điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng với nhu cầu thực tế.

51. Thực tế tốt nghiệp: 5TC

Đợt thực tế ngành được thực hiện vào cuối khóa học, trước khi thi tốt nghiệp, giúp cho sinh viên có thể hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức cơ bản như đánh giá được mô hình tổ chức, công tác quản lý khoa phòng và bệnh viện, mô tả và phân tích được chức năng nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng viên, điều dưỡng trưởng bệnh viện, lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cho từng loại bệnh, mô tả và đánh giá được mô hình quản lý sức khỏe cộng đồng, mô tả và đánh giá được qui trình vô khuẩn, tiệt khuẩn tại bệnh viện, …

In

Đăng ký nhận tư vấn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
2020 Buon Ma Thuot University. All rights reserved