0262800126
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NỘP HỒ SƠ Tra cứu KQTS

Chương trình đào tạo ngành Điều Dưỡng

Chương trình đào tạo ngành Điều Dưỡng

Cập nhật lúc: 08/09/2020 0

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

 

Tên chương trình              : Chương trình giáo dục Đại học Điều dưỡng

Trình độ đào tạo               : Đại học

Ngành đào tạo                  : Điều dưỡng

Mã số                               : 7720301

Loại hình đào tạo              : Chính quy tập trung theo tín chỉ

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân điều dưỡng có phẩm chất đạo đức, có thái độ đúng đắn, có kiến thức khoa học cơ bản vững chắc, có kiến thức y học cơ sở vững chắc và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn năng lực nghề điều dưỡng ở trình độ đại học, có sức khỏe, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Về kiến thức:

Người điều dưỡng có kiến thức về khoa học cơ bản, y dược học cơ sở, kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điều dưỡng để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách hiệu quả nhất;

Có kiến thức vững vàng về sự tác động qua lại giữa môi trường và sức khỏe con người; các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe;

Có kiến thức vững vàng về luật pháp trong lĩnh vực hành nghề y tế, kiến thức về quản lý, điều hành hoạt động chăm sóc người bệnh cũng như phối hợp với công tác chuẩn đoán và điều trị.

Về kỹ năng:

- Thực hiện đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh;

- Thực hành đảm bảo sự an toàn, đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện, ổn định và liên tục.

- Cung cấp môi trường chăm sóc an toàn và quản lý nguy cơ;

- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;

- Thực hành chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh; có đủ khả năng cung cấp và hợp tác trong chăm sóc, thông tin giao tiếp với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng; thực hiện các mối quan hệ hợp tác với nhóm chăm sóc sức khỏe;

- Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng;

- Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương, đề xuất các biện pháp phối hợp để phòng chống dịch;

- Thực hiện và kiểm tra y lệnh của thầy thuốc, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh;

- Áp dụng Y học cổ truyền trong công tác chăm sóc và phòng bệnh;

- Tham gia công tác quản lý ngành Điều dưỡng, thực hiện nghiên cứu điều dưỡng, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng.

- Hành nghề theo pháp luật nhà nước và đạo đức nghề nghiệp.

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và anh văn để phục vụ công tác chăm sóc người bệnh, học tập và phát triển nghề nghiệp.

Về thái độ:

- Người điều dưỡng thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân;

- Trung thực, khách quan, thận trọng, ý thức làm việc hiệu quả trong thực hành nghề nghiệp, chân thành hợp tác với đồng nghiệp;

- Tôn trọng quyền của người bệnh;

- Có ý thức phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và suốt đời.

Về năng lưc tự chủ và trách nhiệm

Có khả năng thực hiện công tác chăm sóc người bệnh một cách độc lập tại các cơ sở y tế.

Có khả năng đánh giá hiệu quả của hoạt động điều dưỡng tại cơ sở thực hành, đưa ra các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh.

Có khẳ năng ứng dụng kiến thức về quản lý công tác trong công tác chăm sóc người bệnh vào thực tế để đưa ra các kế hoạch phát triển nhân lực, chất lượng dịch vụ chăm sóc.

Có đủ năng lực về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn để tiếp tục tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, học các bậc sau đại học chuyên ngành điều dưỡng trong và ngoài nược

2. Chuẩn đầu ra

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chuẩn đầu ra chi tiết được được biên soạn dựa trên khung năng lực điều dưỡng Việt Nam theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ban hành ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế:

CĐR1: Phân tích, nhận được được tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng

CĐR2: Ứng dụng được quy trình điều dưỡng để lập kế hoạch chăm sóc cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

CĐR3: Tiến hành các kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình

CĐR4: Tạo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả

CĐR5: Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả

CĐR6: Thực hiện sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu.

CĐR7: Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh

CĐR8: Quản lý công tác chăm sóc người bệnh hiệu quả

CĐR9: Quản lý và sử dụng các nguồn lực về tài chính, trang thiết bị một cách hiệu quả

CĐR10:  Hợp tác tốt với các thành viên nhóm chăm sóc, người bệnh và gia đình để thực hiện công tác chăm sóc hiệu quả

CĐR11: Hành nghề theo quy định của pháp luật

CĐR12: Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

CĐR13: Ứng dụng nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng, để duy trì  và phát triển năng lực cho bản thân và đồng nghiệp

 CĐR14: Sử dụng một ngoại ngữ thành thạo

 CĐR15: Ứng dụng được công nghệ thông tin trong nghề nghiệp

3. Thời gian đào tạo: Tập trung 04 năm

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 tín chỉ (TC) chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3TC) và Giáo dục quốc phòng - An ninh (8TC).

Một (01) tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết, 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 - 90 giờ thực tập tại bệnh viện, thực tế tại cộng đồng, 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

TT

Khối lượng học tập

Tín chỉ

1

Kiến thức Giáo dục đại cương tối thiều (chưa kể các phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

30

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:

105

2

Kiến thức cơ sở ngành

30

 

Kiến thức ngành và chuyên ngành

57

 

Học phần tự chọn

6

 

Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp

12

Tổng cộng

135

 

5. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

6.1. Quy trình đào tạo: Theo học chế tín chỉ.

Thực hiện Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hộ chính quy theo hệ thống tín chi tại Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6.2. Điều kiện tốt nghiệp: Căn cứ Khoản 1, Điều 27 tại Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014, những sinh viên có đủ các điều kiện sau thuộc diện xét tốt nghiệp và được công nhận tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích luỹ đủ số tín chỉ quy định cho chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

- Điểm rèn luyện phải đạt từ loại khá trở lên;

- Có trình độ tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 (tương đương B1 theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu);

- Có chứng chỉ tin học văn phòng, tin học ứng dụng đạt trình độ B;

- Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh và Giáo dục thể chất.

6.3. Văn bằng

Hiệu trưởng quyết định cấp bằng đại học và bảng điểm cho sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Sinh viên đạt đủ các điều kiện trên sẽ được cấp bằng đại học ngành “Điều dưỡng”.

7. Thang điểm: Theo hệ thống tín chi.

- Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

Xếp loại

Thang điểm 10

Thang điểm 4

Điểm chữ

Điểm số

Đạt (được tích lũy)

Giỏi

8,5 à 10

A

4,0

Khá

7,8 à 8,4

B+

3,5

7,0 à 7,7

B

3,0

Trung bình

6,3 à 6,9

C+

2,5

5,5 à 6,2

C

2,0

Trung bình yếu

4,8 à 5,4

D+

1,5

4,0 à 4,7

D

1,0

Không đạt

Kém

0,0 à 3,9

F

0,0

8. Nội dung và cấu trúc chương trình

8.1. Kiến thức giáo dục đại cương

8.1.1. Các môn chung

TT

môn học

Tên học phần

Phân bổ thời gian

HP Tiên quyết

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

DCTH01

Triết học Mác - Lênin

3

3

0

0

45

 

2

DCKT02

Kinh tế chính trị Mác – Lê nin

2

2

0

0

30

DCTH01

3

DCCN03

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

0

30

DCKT02

4

DCTT04

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

0

30

DCCN03

5

DCLS05

Lịch sử Đảng CSVN

2

2

0

0

30

DCTT04

6

DCTC06

Giáo dục thể chất*

3*

0

3

0

90

 

7

DCQP07

Giáo dục Quốc phòng - An ninh*

8*

5

3

0

165

 

Tổng cộng

11

11

0

0

165

 

 

8.1.2. Các môn cơ sở khối ngành

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bổ thời gian

HP Tiên quyết

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

8

CSTA08

Anh văn chuyên ngành điều dưỡng 1

3

2

1

0

60

 

9

CSTA09

Anh văn chuyên ngành điều dưỡng 2

3

2

1

0

60

CSTA08

10

CSXS10

Xác suất thống kê y học – Tin hoc ứng dụng

2

1

1

0

45

 

11

CSHH11

Hóa học

2

2

0

0

30

 

12

CSSH12

Sinh học và Di truyền

2

1

1

0

45

 

13

CSVL13

Vật lý và Lý sinh

2

2

0

0

30

 

14

CSNC14

Nghiên cứu khoa học – Thực hành dựa trên chứng cứ

3

2

1

0

60

CNDT24

CSXS10

15

CSTL15

Tâm lý y học - Đạo đức nghề nghiệp

2

2

0

0

30

 

Tổng cộng

19

14

5

0

360

 

 

8.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

8.2.1. Kiến thức cơ sở ngành

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bổ thời gian

HP Tiên quyết

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

16

CNGP16

Giải phẫu – Mô phôi

5

3

2

0

105

 

17

CNSL17

Sinh lý học

3

2

1

0

60

CSSH12CNHS18

18

CNHS18

Hóa sinh

2

1

1

0

45

CSHH11

19

CNVS19

Vi sinh vật – ký sinh trùng

3

2

1

0

60

 

20

CNSL20

Sinh lý bệnh - Miễn dịch

3

2

1

0

60

CNSL17

21

CNDL21

Dược lý

3

2

1

0

60

CNSL20

22

CNSK22

Sức khoẻ môi trường - Nâng cao sức khoẻ & hành vi con người

3

2

1

0

60

CNVS19

23

CNDD23

Dinh dưỡng - Tiết chế

2

2

0

0

30

CNSL20

24

CNDT24

Dịch tễ học

2

2

0

0

30

CSXS10

25

CNPL25

Pháp luật - Tổ chức Y tế

2

2

0

0

30

 

26

CNYH26

Y học c truyền

2

1

1

0

45

CNDL21

CNGP16

Tổng cộng

30

21

9

0

585

 

 

8.2.2. Kiến thức ngành và chuyên ngành

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

HP Tiên quyết

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

27

CNLS27

Lịch sử ngành Điều dưỡng – Định hướng nghề nghiệp

2

2

0

0

30

 

28

CNKN28

Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khoẻ trong thực hành Điều dưỡng

3

2

1

0

60

CNDD29

29

CNDD29

Điều dưỡng cơ sở I

2

2

0

0

30

CNLS27

30

CNDD30

Thực hành điều dưỡng cơ sở I

2

0

2

0

60

CNDD29

31

CNDD31

Điều dưỡng cơ sở II

2

2

0

0

30

CNDD29

32

CNDD32

Thực hành điều dưỡng cơ sở II

2

0

2

0

60

CNDD31

33

CNDD33

Thực hành bệnh viện điều dưỡng cơ sở

2

0

0

2

90

CNDD32

34

CNKS34

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành điều dưỡng

2

1

1

0

45

CNVS19

35

CNCS35

Chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Nội khoa

4

4

0

0

60

CNDD33

36

CNCS36

Thực hành chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Nội khoa

3

0

0

3

135

CNCS35

37

CNCS37

Chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực

2

2

0

0

30

CNCS35

38

CNCS38

Thực hành chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực

2

0

0

2

90

CNCS40

CNCS37

39

CNCS39

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

2

1

0

1

60

CNCS35

40

CNCS40

Chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Ngoại khoa

4

4

0

0

60

CNDD33

41

CNCS41

Thực hành Chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Ngoại khoa

3

0

0

3

135

CNCS40

42

CNCS42

Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình

2

2

0

0

30

CNDD33

43

CNCS43

Thực hành chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình

2

0

0

2

90

CNCS42

44

CNCS44

Chăm sóc sức khoẻ trẻ em

2

2

0

0

30

CNCS35

45

CNCS45

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em

2

0

0

2

90

CNCS44

46

CNCS46

Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm

3

2

0

1

75

CNCS35

47

CNCS47

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần

3

2

0

1

75

CNCS35

48

CNCS48

Chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng

2

1

0

1

60

CNCS40

49

CNCS49

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

2

1

0

1

60

CNCS40 CNCS35

50

CNQL50

Quản lý điều dưỡng

2

1

1

0

45

CNCS40 CNCS35

Tổng cộng

57

31

7

19

1530

 

8.2.3. Môn học tự chọn

Sau khi học xong các học phần bắt buộc, sinh viên tự chọn 01 trong 02 nhóm chuyên khoa sau để học.

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bổ thời gian

Học phần tiên quyết

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

Nhóm 1

 

 

 

 

 

Các học phần bắt buộc

51

TCDD51

Điều dưỡng phòng mổ

3

1

0

2

105

Sinh viên chọn môn Điều dưỡng phòng mổ và chon một trong ba chuyên khoa sau:

52

TCDD52

Điều dưỡng chuyên khoa mắt

3

1

0

2

105

TCDD53

Điều dưỡng chuyên khoa TMH

3

1

0

2

105

TCDD54

Điều dưỡng chuyên khoa RHM

3

1

0

2

105

Nhóm 2

 

 

 

 

 

 53

TCDD55

Điều dưỡng chuyên khoa hồi sức tích cực

3

1

0

2

105

54

TCCS56

Chăm sóc người bệnh ung thư – chăm sóc giảm nhẹ

3

1

0

2

105

 

 

Tổng cộng

6

2

0

4

210

 

 

8.2.4. Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bổ thời gian

Ghi chú

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

55

TNTT57

Thực tập tốt nghiệp

4

0

0

4

180

 

56

TNKL58

Khóa luận tốt nghiệp

8

0

8

0

240

 

Sinh viên không đủ điểu kiện làm khóa luận tốt nghiệp thì phải học bổ sung 02 học phần sau để thay cho số tín chỉ của khóa luận tốt nghiệp 

 

 

57

TNLT59

Lý thuyết tổng hợp chuyên ngành điều dưỡng

4

0

4

0

120

 

58

TNTH60

Thực hành kỹ năng điều dưỡng tổng hợp

4

0

4

0

120

 

 

 

Tổng cộng

12

0

8

4

420

 

 

8.3. Kế hoạch giảng dạy

8.3.1. Học phần tiên quyết

Các học phần độc lập: là những học phần không cần Học phần tiên quyết, và sự nhận thức chúng không cần đến kiến thức của các học phần khác. Do vậy, có thể bố trí dạy các học phần này vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình đào tạo.

Các học phần phụ thuộc: là những học phần cần trang bị trước những kiến thức của một hay một số học phần khác thì sinh viên mới có thể nhận thức được. Những học phần cần được trang bị trước là những học phần tiên quyết. Do vậy, cần bố trí các học phần này theo trình tự logic trước – sau một cách rõ ràng.

Các học phần tiên quyết được cụ thể hóa trong mục 8.1, 8.2 của chương trình này.

8.3.2. Kế hoạch giảng dạy theo học kỳ

Học kỳ I

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

DCTC08

Giáo dục thể chất*

3*

0

3

0

90*

2

CNLS27

Lịch sử ngành điều dưỡng – Định hướng nghề nghiệp

2

2

0

0

30

3

DCTH01

Triết học Mác - Lênin

3

3

0

0

45

4

CSSH12

Sinh học và Di truyền

2

1

1

0

45

5

CSHH11

Hóa học

2

2

0

0

30

6

CSVL13

Vật lý và Lý sinh

2

2

0

0

30

7

CNGP16

Giải phẫu – Mô phôi

5

3

2

0

105

8

CSTA08

Anh văn chuyên ngành điều dưỡng 1

3

2

1

0

75

Tổng cộng

19

15

4

0

360

 

Học kỳ II

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

DCQP09

Giáo dục Quốc phòng - An ninh*

8*

5

3

0

165*

2

DCKT02

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

2

0

0

30

3

CNVS19

Vi sinh vật – ký sinh trùng

3

2

1

0

60

4

CNSL17

Sinh lý học

3

2

1

0

60

5

CNHS18

Hóa sinh

2

1

1

0

45

6

CSXS10

Xác suất thống kê Y học – tin học ứng dụng

2

1

1

0

60

7

CNPL25

Pháp luật - Tổ chức Y tế

2

2

0

0

30

8

CSTL15

Tâm lý y học - Đạo đức nghề nghiệp

2

2

0

0

30

9

CNDT24

Dịch tễ học

2

2

0

0

30

Tổng cộng

18

14

4

0

345

 

Học kỳ III

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

DCCN03

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

0

0

30

2

CSTA09

Anh văn chuyên ngành điều dưỡng 2

3

2

1

0

75

3

CNSL20

Sinh lý bệnh - Miễn dịch

3

2

1

0

60

4

CNDD29

Điều dưỡng cơ sở I

2

2

0

0

30

5

CNDD30

Thực hành điều dưỡng cơ sở I

2

0

2

0

60

6

CNSK22

Sức khoẻ môi trường - Nâng cao sức khoẻ & hành vi con người

3

2

1

0

60

7

CNKS34

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành điều dưỡng

2

1

1

0

45

Tổng cộng

17

11

6

0

360

 

 

 

 

 

Học kỳ IV

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

CNDL21

Dược lý

3

2

1

0

60

2

CNDD23

Dinh dưỡng - Tiết chế

2

2

0

0

30

3

CNDD31

Điều dưỡng cơ sở II

2

2

0

0

30

4

CNDD32

Thực hành điều dưỡng cơ sở II

2

0

2

0

60

5

CNKN28

Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khoẻ trong thực hành Điều dưỡng

3

2

1

0

60

6

CNDD33

Thực hành bệnh viện điều dưỡng cơ sở

2

0

0

2

90

7

CSNC14

Nghiên cứu khoa học – Thực hành dựa trên chứng cứ

3

2

1

0

60

Tổng cộng

17

10

5

2

390

 

Học kỳ V

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

DCLS05

Lịch sử Đảng CSVN

2

2

0

0

30

2

CNCS35

Chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Nội khoa

4

4

0

0

60

3

CNCS36

Thực hành chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Nội khoa

3

0

0

3

135

4

CNCS46

Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm

3

2

0

1

75

5

CNCS47

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần

3

2

0

1

75

6

CNYH26

Y học c truyền

2

1

1

0

45

Tổng cộng

17

11

1

5

420

 

 

 

 

Học kỳ VI

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

CNCS40

Chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Ngoại khoa

4

4

0

0

60

2

CNCS41

Thực hành Chăm sóc sức khoẻ người lớn có bệnh Ngoại khoa

3

0

0

3

135

3

CNCS42

Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ gia đình

2

2

0

0

30

4

CNCS43

Thực hành chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình

2

0

0

2

90

5

CNCS44

Chăm sóc sức khoẻ trẻ em

2

2

0

0

30

6

CNCS45

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ em

2

0

0

2

90

7

DCTT04

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

0

30

Tổng cộng

17

10

0

7

465

 

Học kỳ VII

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

CNCS39

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

2

1

0

1

60

2

CNCS48

Chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng

2

1

0

1

60

3

CNCS37

Chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực

2

2

0

0

30

4

CNCS38

Thực hành chăm sóc người bệnh cấp cứu & chăm sóc tích cực

2

0

0

2

90

5

CNQL50

Quản lý điều dưỡng

2

1

1

0

30

6

 

Học phần tự chọn

6

2

0

4

150

Tổng cộng

16

8

4

4

420

 

 

Học kỳ VIII

TT

Mã môn học

Tên học phần

Phân bố số tín chỉ

Tổng cộng

LT

TH

TH

BV

Số tiết

1

CNCS49

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

3

1

0

2

60

2

TNTT57

Thực tập tốt nghiệp

4

0

0

4

180

3

TNKL58

Khóa luận tốt nghiệp

8

0

8

0

240

Sinh viên không đủ điểu kiện làm khóa luận tốt nghiệp thì phải học bổ sung 02 học phần sau để thay cho số tín chỉ của khóa luận tốt nghiệp

4

TNLT59

Lý thuyết tổng hợp chuyên ngành điều dưỡng

4

0

4

0

120

5

TNTH60

Thực hành kỹ năng điều dưỡng tổng hợp

4

0

4

0

120

Tổng cộng

15

1

8

6

480

 

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Khi thực hiện chương trình đào tạo cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

9.1. Đối với các đơn vị đào tạo

- Phải nghiên cứu chương trình khung để tố chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung của chương trình.

- Phân công giảng viên phụ trách từng học phần và cung cấp chương trình chi tiết cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy.

- Chuẩn bị thật kỹ đội ngũ cố vấn học tập, yêu cầu cố vấn học tập phải hiểu cặn kẽ toàn bộ chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ để hướng dẫn sinh viên đăng ký các học phần.

- Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, để đảm bảo thực hiện tốt chương trình.

- Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức, quy định các học phần tiên quyết của các học phần bất buộc và chuẩn bị giảng viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy các học phần tự chọn.

 

9.2. Đối với giảng viên

- Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều đơn vị học phần cần phải nghiên cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp.

- Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho sinh viên trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp.

-Tồ chức cho sinh viên các buổi Seminar, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận, đồ án; thuyết trình tại lớp, hướng dẫn thảo luận, giải quyết những vấn đề tại lớp, tại phòng thực hành, tại phòng thí nghiệm và hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch.

9.3. Kiểm tra, đánh giá: Theo quy chế học vụ của Trường Đại học Buôn Ma Thuột

9.4. Khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế:

9.4.1. Khóa luận tốt nghiệp

- Đối tượng: những sinh viên đạt học lực từ khá trở lên (điểm trung bình chung tích lũy đến hết học kỳ 7 > 3,20) và tích lũy đủ tín chỉ (ngoại trừ các tín chỉ trong học kỳ 8) được làm khóa luận tốt nghiệp

- Mỗi giảng viên (đúng chuyên ngành) chỉ được hướng dẫn không quá 10 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.

- Sinh viên có thể triển khai khóa luận tốt nghiệp trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

- Sinh viên phải nộp khóa luận tốt nghiệp cho Khoa Điều dưỡng ngay sau khi kết thúc thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.

- Khóa luận tốt nghiệp được tổ chức chấm trong thời gian 2 tuần kề từ khi kết thúc thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.

9.4.2. Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên đạt điểm trung bình chung tích lũy đến hết học kỳ 7 < 3,20 và tích lũy đủ tín chỉ được học thêm hai môn là Lý thuyết tổng hợp chuyên nghành điều dưỡng và Thực hành kỹ năng điều dưỡng tổng hợp để đạt đủ điều kiện tốt nghiệp. Các môn học trong hai học phần này bao gồm:

- Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh nội khoa

- Chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh ngoại khoa

- Chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Chăm sóc sức khỏe người bệnh truyền nhiễm

9.5. Đối với sinh viên

- Phải tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để lựa chọn học phần cho phù hợp với tiến độ.

- Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng.

- Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp đề nghe hướng dẫn bài giảng của giảng viên.

- Tự giác trong việc tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi Seminar.

- Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá.

10. MÔ TẢ TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN

1. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1.1. CÁC MÔN CHUNG

(DCTH01).  TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN           3 (3.0)

          Chương 1 trình bày những nét khái quát về triết học, triết học Mác – Lênin, và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

(DCKT02). KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN    2 (2.0)

          Nội dung chương trình gồm 6 chương: Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác -  Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác -  Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường, và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

(DCCN03). CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC         2 (2.0)

          Nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của CNXHKH (quá trình hình thành, phát triển của CNXHKH); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của CNXHKH theo mục tiêu môn học.

(DCTT04). TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 (2.0)

Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 6 chương cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về văn hóa, đạo đức, con người.

 (DCDL05). LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM        2(2.0)

          Trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920-1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018). Qua đó khẳng định các thành công, nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạnh của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 (CSAV08). ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG 1         3(2.1)

Nội dung gồm các bài giới thiệu về các bộ phận trên cơ thể người, các hệ thống cơ quan trong cơ thể, các cấu trúc và chức năng của từng hệ thống, triệu chứng bệnh thông thường.

 (CSAV09). ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG 2         3(2.1)

Môn học này nhằm phát triển các kỹ năng giao tiêp điều dưỡng đơn giản bằng tiếng Anh. Nội dung gồm những bài học về khai thác thông tin bệnh sử, nhập viện, theo dõi và đánh giá bệnh nhân, dấu sinh hiệu, đưa ra chẩn đoán điều dữơng, hướng dẫn và chăm sóc bệnh, lập kế hoạch xuất viện. Môn học còn cung cấp các tình huống giao tiếp bằng tiếng Anh trong thực hành điều dưỡng. Vận dụng những kiến thức này vào việc nghiên cứu, tìm tài liệu chuyên ngành điều dưỡng.

1.2. MÔN CƠ SỞ KHỐI NGÀNH

(CSXS10). XÁC SUẤT THỐNG KÊ Y HỌC – TIN HỌC ỨNG DỤNG   2(1.1)

              Nội dung gồm kiến thức, kỹ năng cơ bản về xác suất và thống kê y học: Mẫu số và các đặc trưng của mấu, kiểm định giả thuyết thống kê, phân tích tương quan và hồi quy; Ứng dụng các TEST thống kê phù hợp vào từng nghiên cứu; Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các thông tin Y học phục vụ công tác thống kê, báo cáo và nghiên cứu khoa học

 (CSHH11). HÓA HỌC 2(2.0)

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về hóa học, hóa hữu cơ, hóa phân tích và các ứng dụng cũng như y học của chúng. Giải thích được một số quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể sống.

 (CSSH12). SINH HỌC VÀ DI TRUYỀN 2(1.1)

Môn học “Sinh học và di truyền” cung cấp cho sinh viên các kiến thức sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học phát triển, kiến thức về vai trò của di truyền y học, đặc điểm của các nhóm bệnh di truyền chính.

 (CSVL13). VẬT LÝ VÀ LÝ SINH  2(2.0)

Môn học cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sự biến đổi năng lượng trên cơ thể sống, sự vận chuyển chất trong cơ thể, hiện tượng điện sinh học, quang sinh học, âm và siêu âm, phóng xạ sinh học. Các ứng dụng chính của các yếu tố vật lý lên cơ thể sống phục vụ mục đích bảo vệ môi trường và cơ thể.

 (CSNC14). NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – THỰC HÀNH DỰA TRÊN CHỨNG CỨ          3(2.1)

Nội dung gồm những khái niệm cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học, phương pháp khoa học. Giới thiệu những bước thực hiện một nghiên cứu khoa học giúp cho sinh viên có thể áp dụng vào nghiên cứu các vấn đề trong thực tiễn một cách đầy đủ và chính xác. Hướng dẫn cách thu thập số liệu và xử lý số liệu, xử lý số liệu, trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học.

 (CSTL15). TÂM LÝ Y HỌC – ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 2(2.0)

Nội dung gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý và Tâm lý y học. Các nguyên tắc cơ bản và kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân. Các nguyên lý cơ bản của đạo đức y học trong thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học dựa trên các quy định chung của Việt Nam và Quốc tế.

2. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

2.1. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

 (CNGP16). GIẢI PHẪU MÔ PHÔI 5(3.2)

Nội dung gồm những kiến thức về đặc điểm giải phẫu đại thể và vi thể các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người; kiến thức về chức năng của các cơ quan. Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực hành tại phòng thực hành. Vận dụng những kiến thức này vào việc học tập các môn học khác của ngành điều dưỡng.

(CNSL17). SINH LÝ HỌC     3(2.1)

Sinh lý y học là một môn học bắt buộc, thuộc về nhóm kiến thức cơ sở. Môn này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ thống các cơ quan trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau và giữa cơ thể với môi trường. Vận dụng những kiến thức về sinh lý học vào việc học tập các môn điều dưỡng lâm sàng. Quan sát hoạt động sinh lý của một số chức năng và cơ quan chủ yếu trên động vật thực nghiệm. Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực hành tại phòng thực tập.

 (CNHS18). HÓA SINH 2(1.1)

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hóa sinh học  như cấu tạo, chức năng của protein, glucid , lipid...cũng như quá trình tổng hợp các chất này trong cơ thể người. Sinh viên cũng được trang bị khả năng phân tích các chỉ số sinh hóa một cách cơ bản để tư vấn dinh dưỡng, cũng như chăm sóc người bệnh một cách khoa học.

 (CNVS19). VI SINH VẬT - KÝ SINH TRÙNG 3        (2.1)

Vi sinh vật – Ký sinh trùng là một môn học bắt buộc, thuộc về nhóm kiến thức cơ bản. Môn học cung cấp những kiến thức về đặc điểm hình thể, sinh lý, sinh thái, ký sinh, cấu tạo cơ quan và chu kỳ của các loại vi sinh, ký sinh trùng gây bệnh và truyền bệnh hay gặp cho Việt Nam. Đặc điểm bệnh học, đặc điểm dịch tễ học và tác hại do vi sinh, ký sinh trùng gây nên. Vận dụng những kiến thức này vào việc tham gia tư vấn, giám sát, phòng ngừa các bệnh do vi ký sinh gây nên. Ngoài ra môn học cũng là nền tảng cho môn học Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm

 (CNSL20). SINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH      3(2.1)

Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch, vai trò của hệ thống miễn dịch trong khả năng đề kháng phòng chống bệnh tật của cơ thể, về cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch. Cung cấp kiến thức cơ bản về quy luật hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ quan bị bệnh, các quá trình bệnh lý điển hình. Quan sát diễn biến của một số bệnh lý điển hình và cơ quan khi bị bệnh trên động vật thí nghiệm

 (CNDL21). DƯỢC LÝ 3(2.1)

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về hoạt động của thuốc trong cơ thể người bao gồm các nguyên lý dược động học như: hấp thu, phân bố,  chuyển hóa,  bài tiết, tác dụng mong  muốn và không mong muốn, cơ chế tác dụng và cách sử dụng của một số thuốc thường dùng. Nhận biết hình dạng, tính chất, tác dụng của một số thuốc cơ bản; Vận dụng được những hiểu biết về thuốc vào việc sử dụng thuốc an toàn cho người bệnh.

 (CNSK22). SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG - NÂNG CAO SỨC KHOẺ & HÀNH VI CON NGƯỜI      3(2.1)

Sức khỏe môi trường - nâng cao sức khỏe và hành vi con người là học phần giới thiệu kiến thức cơ bản về những vấn đề cấp bách về sức khỏe môi trường hiện nay và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cung cấp các biện pháp nâng cao sức khỏe, giúp người học có thể hướng dẫn nâng cao sức khỏe tại cộng đồng. Ngoài ra môn học còn cung cấp các kiến thức về khoa học hành vi, các mô hình giúp thay đổi hành vi con người nhằm nâng cao sức khỏe.

 (CNDD23). DINH DƯỠNG – TIẾT CHẾ 2(2.0)

Dinh dưỡng - tiết chế là môn trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhận định tình trang sức khỏe của cộng đồng; nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của một số bệnh thường gặp liên quan đến dinh dưỡng cung cấp; xây dựng được chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật qua cung cấp thực phẩm; các biện pháp chăm sóc dự phòng; kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc cộng đồng. Vận dụng những kiến thức dinh dưỡng - tiết chế vào việc học tập các môn học khác của ngành điều dưỡng.

(CNDT24). DỊCH TỂ HỌC    2(2.0)

Trình bày được những số đo bệnh trạng và những thiết kế nghiên cứu trong dịch tễ học. Mô tả và phân tích được vấn đề sức khỏe của một cộng đồng, những yếu tố quyết định một hiện tượng sức khỏe và tác động của nó trong cộng đồng; nguyên tắc điều tra và kiểm soát một vụ dịch. Phân tích được đặc điểm dịch tễ của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Vận dụng được một số thiết kế nghiên cứu dịch tễ học thường được sử dụng trong điều tra vấn đề sức khỏe. Sử dụng được cách đánh giá tính tin cậy và giá trị của các xét nghiệm, vai trò của các xét nghiệm trong phát hiện bệnh sớm.

 (CNPL25). PHÁP LUẬT – TỔ CHỨC Y TẾ     2(2.0)

              Nội dung gồm kiến thức chung nhất về Nhà nước và pháp luật; những quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hành nghề Điều dưỡng. Kiến thức về hệ  thống tổ chức, quản lý và hoạt động của ngành Y tế nói chung và của ngành Điều dưỡng Việt Nam nói riêng.

 (CNYH26). Y HỌC CỔ TRUYỀN 2(1.1)

Y học cổ truyền là một môn học bắt buộc thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành. Môn này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Đại cương Y học cổ truyền, các biện pháp nâng cao sức khỏe bằng y học cổ truyền, xác định các vấn đề sức khỏe có liên quan đến y học cổ truyền (lập kế hoạch và thực hành chăm sóc người bệnh). Vận dụng những kiến thức về y học cổ truyền để kết hợp với y học hiện đại để chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

2.2 KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

(CNLS27). LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG – ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP          2(2.0)

Nội dung gồm kiến thức về sự hình thành và phát triển của ngành Điều dưỡng, tầm quan trọng của Điều dưỡng trong hệ thống y tế . Đồng thời đưa ra định hướng về nghề nghiệp Điều dưỡng, giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát nhất về ngành nghề mình đang học để sinh viên có thể đưa ra được chiến lược cho việc học tập và rèn luyện.

(CNKN28). KỸ NĂNG GIAO TIẾP – GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG       3(2.1).

Học phần kỹ năng giao tiếp: Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp hiệu qủa trong các tình huống giao tiếp khác nhau; hình thành phong cách và kỹ thuật giao tiếp lấy người bệnh làm trung tâm.

Học phần giáo dục sức khỏe: Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về phương pháp, nội dung, phương tiện, các kỹ năng giáo dục sức khỏe, vai trò của người điều dưỡng trong việc nâng cao sức khỏe và thể trạng của cá nhân, gia đình và cộng đồng; lựa chọn những phương pháp, phương tiện và kỹ năng truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng.

 (CNDD29). ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 1        2(2.0)

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: chức trách nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe; nguyên tắc cơ bản của điều dưỡng, vai trò, chức năng của điều dưỡng; nhu cầu cơ bản của con người và mối liên quan đến công tác điều dưỡng; quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh. Vận dụng những kiến thức này vào việc học tập các môn học khác của ngành điều dưỡng.

(CNDD30). THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 1             2(0.2)

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản của điều dưỡng như: nhận định người bệnh, xác định vấn đề của người bệnh, thực hiện các quy trình kỹ thuật cơ bản thuộc nhóm không xấm lấn, các động tác thăm khám người bệnh. Môn học được thiết kế theo

 (CNDD31). ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2        2(2.0)

Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các vấn đề ở đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, đồng thời nhận biết được những triệu chứng, dấu hiệu bất thường và xử lý được các dấu hiệu bất thường, các nguyên tắc cơ bản khi sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn, đảm bảo an toàn khi cho người bệnh dùng thuốc, truyền máu và chăm sóc đúng cách các loại vết thương cho người bệnh. Môn học cũng.

(CNDD32). THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2             2(0.2)

Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ thuật chăm sóc người bệnh cơ bản ở đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, đồng thời nhận biết được những triệu chứng, dấu hiệu bất thường và xử lý được các dấu hiệu bất thường. Sinh viên thực hiện được việc sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn, đảm bảo an toàn khi cho người bệnh dùng thuốc, truyền máu và chăm sóc đúng cách các loại vết thương cho người bệnh. Sinh viên được luyện tập các kỹ năng tại các phòng skill lab để chuẩn bị cho việc thực tập lâm sàng.

 (CNDD33). THỰC HÀNH BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ   2(0.2)

          Trong học phần này, sinh viên sẽ được thực tập tại bệnh viện để thực hành toàn bộ những kỹ năng điều dưỡng đã được học ở hai môn điều dưỡng cơ sở I&II. Đây cũng là môn học đầu tiên để sinh viên tiếp xúc với môi trường bệnh viện, tiếp xúc với bệnh nhân. Ngoài việc học các kỹ năng lâm sàng thì môn học này cũng chú ý tới việc học các quy trình làm việc trong bệnh viện, cách giao tiếp với bệnh nhân và người nhà.

 (CNKS34). KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG THỰC  HÀNH ĐIỀU DƯỠNG           2(1.1)

          Nội dung gồm các khái niệm về phòng ngừa nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế như hệ thống phòng chống nhiễm khuẩn, các loại nhiễm khuẩn bệnh viên thường gặp và cách phòng chống. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cụ thể để có thể tham gia vào công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện một cách thực tế nhất cũng như nâng cao nhận thức về nhiễm khuẩn bệnh viện.

(CNCS35). CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA 4(4.0)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho người lớn mắc các bệnh nội khoa; thực hiện các kỹ thuật và quy trình chăm sóc nội khoa lập kế hoạch và thực hành lâm sàng chăm sóc người bệnh. Môn học này được xây dựng dựa trên các nhu cầu của người bệnh đang mắc các bệnh nội khoa cần được điều dưỡng chăm sóc cả về thể chất, tinh thần và xã hội.

(CNCS36). CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH NỘI KHOA 3(0.3)

          Môn học này được xây dựng dựa trên kiến thức điều dưỡng đã học cho việc chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh Nội khoa. Nhận định và chăm sóc các bệnh Nội khoa đòi hỏi điều dưỡng phải dựa trên chứng cứ, tình trạng lâm sàng và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh và gia đình của họ.

          Thông qua môn học này, sinh viên sẽ thực hiện được những kỹ năng cần thiết để chăm sóc người bệnh Nội khoa, đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người bệnh và hợp tác với các nhân viên y tế khác.

 (CNCS37). CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU  – CHĂM SÓC TÍCH CỰC          2(2.0)

Môn học này được xây dựng dựa trên kiến thức của điều dưỡng một cách tổng quan về hồi sức cấp cứu. Thông qua môn học này sẽ nắm vững các kiến thức về hồi sức cấp cứu từ đó giúp cho sinh viên có khả năng nhận định và lập kế hoạch chăm sóc về một số bệnh hồi sức cấp cứu. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ phát triển kỹ năng trong quản lý và phối hợp giữa các chuyên khoa trong chăm sóc bệnh nhân hồi sức cấp cứu.

 (CNCS39). CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI  2(1.1)

Điều dưỡng người cao tuổi là trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: những thay đổi do tuổi tác và các vấn đề sức khỏe ở người cao tuổi; lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; giao tiếp hiệu quả với người bệnh/ gia đình và các thành viên khác của nhóm chăm sóc.

(CNCS40). CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH  NGOẠI KHOA 4(4.0)

         Môn học này xây dựng nền tảng kiến thức bệnh học ngoại khoa và kỹ năng điều dưỡng đã học cho việc chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh ngoại khoa trải qua trước và sau cuộc phẫu thuật. Nhận định và chăm sóc các bệnh ngoại khoa đòi hỏi điều dưỡng phải dựa trên các kỹ năng để lựa chọn các chăm sóc duy trì một môi trường an toàn cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật,luôn đảm bảo tình trạng lâm sàng ổn định và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh và gia đình của họ.  Thông qua môn học này, sinh viên có nền tảng để phát triển những kỹ năng cần thiết để nhận định nhu cầu của người bệnh, đưa ra quyết định lâm sàng phù hợp và hợp tác với các nhân viên y tế khác.

(CNCS41). THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN CÓ BỆNH  NGOẠI KHOA        3(0.3)

         Môn học này được xây dựng dựa trên kiến thức điều dưỡng đã học cho việc chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh ngoại khoa. Môn học sẽ hoàn thiện các kỹ năng lâm sàng, nhận định và chăm sóc các bệnh ngoại khoa dựa trên chứng cứ, tình trạng lâm sàng và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh và gia đình của họ.

 (CNCS42). CHĂM SÓC SỨC KHỎE SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH 2(2.0)

Sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ, gia đình là môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe phụ nữ; sức khỏe người mẹ có thai, trong và sau khi đẻ và thời kì mãn kinh, các kĩ thuật chăm sóc sức khỏe phụ nữ về lĩnh vực phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình (lập kế hoạch và thực hành chăm sóc người bệnh).

(CNCS43). THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SỨC KHỎE PHỤ NỮ, BÀ MẸ VÀ GIA ĐÌNH 2(0.2)

Môn học được xây dựng dựa trên  học phần Sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ, gia đình, sinh viên sẽ được tham gia thực tế tại lâm sàng để kiến tập, thực hiện việc chăm sóc phụ nữ từ giai đoạn mang thai đến giai đoạn thai nhi chào đời. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên cách tư vấn giáo dục sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và gia đình(lập kế hoạch và thực hành chăm sóc người bệnh).

 (CNCS44). CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM 2(2.0)

Chăm sóc sức khỏe trẻ em trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhận định tình trạng sức khỏe của trẻ; những kiến thức cơ bản về đặc điểm giải phẫu - sinh lý và sự phát triển cơ thể của trẻ; nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của một số bệnh thường gặp ở trẻ em; chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em khỏe mạnh và trẻ em bị bệnh; các biện pháp chăm sóc dự phòng; kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ.

(CNCS45). THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM      2(0.2)

Chăm sóc sức khỏe trẻ em trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nhận định tình trạng sức khỏe của trẻ; những kiến thức cơ bản về đặc điểm giải phẫu - sinh lý và sự phát triển cơ thể của trẻ; nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của một số bệnh thường gặp ở trẻ em; chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em khỏe mạnh và trẻ em bị bệnh; các biện pháp chăm sóc dự phòng; kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ.

 (CNCS46). CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI   BỆNH TRUYỀN NHIỄM      3(2.1)

          Môn học này nhằm cung cấp kiến thức về bệnh truyền nhiễm, quy trình chăm sóc, đồng thời giúp sinh viên biết cách giáo dục sức khoẻ, phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân và cộng cồng. Ngoài ra, môn học giúp cho sinh viên nhận định tình hình dịch bệnh tại cộng đồng và tham gia vào công tác phòng chống các dịch bệnh tại cộng đồng.

 (CNCS47). CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN    3(2.1)

          Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: nguyên nhân triệu chứng, biến chứng của các bệnh tâm thần; lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh tâm thần; thực hiện được các kỹ thuật điều dưỡng chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh tâm thần; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh.

(CNCS48). CHĂM SÓC CHO NGƯỜI CẦN ĐƯỢC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 2(1.1)

Chăm sóc cho người cần được phục hồi chức năng là một môn học bắt buộc, thuộc về nhóm Kiến thức ngành. Môn học này được xây dựng nhằm giới thiệu cho người học quá trình phục hồi chức năng cho khiếm khuyết/ giảm khả năng từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi, những người gánh chịu hậu quả từ các bệnh bẩm sinh, nguyên phát hoặc thứ phát; dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, trì trệ, tàn tật..

 (CNCS49). CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 3(2.1)

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về sức khỏe cộng đồng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; các phương pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng và vai trò, nhiệm vụ của  người Điều dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Cung cấp kiến thức của điều dưỡng một cách tổng quan về điều dưỡng gia đình. Thông qua môn học này sẽ giúp cho sinh viên nắm được một lĩnh vực mới trong chăm sóc bệnh nhân ngoại trú cũng như những một số hoạt động chăm sóc bệnh nhân tại gia đình.

 (CNQL50). QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG              2(1.1)

          Nội dung gồm những khái niệm cơ bản về khoa học quản lý nói chung và quản lý y tế; vận dụng kiến thức về quản lý y tế vào trong các hoạt động quản lý điều dưỡng; thực hiện chức năng, nhiệm vụ người Điều dưỡng trong hệ thống quản lý Điều dưỡng; phát triển kỹ năng duy trì các mối quan hệ hợp tác nhằm xây dựng nhóm chăm sóc sức khoẻ hiệu quả. Hiểu và quảng bá quan điểm đúng về điều dưỡng trong hệ thống Y tế và cộng đồng. Phát triển kỹ năng thiết lập môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.

2.3. HỌC PHẦN TỰ CHỌN

(TCDD51). ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG MỔ  3(1.2)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về đặc điểm của phòng mổ, cách sử dụng, sắp xếp trang thiết bị phòng mổ. Môn học này cũng cung cấp cho sinh viên một cách cụ thể nhất về quy trình phẫu thuật diễn ra trong phòng mổ, giúp định hướng cho sinh viên có thể trở thành các điều dưỡng làm tại phòng mổ.

 (TCDD52) ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA MẮT    3(1.2)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về đặc điểm của bệnh nhân tại khoa Mắt. Môn học này cũng cung cấp cho sinh viên một cách cụ thể nhất về một số quy trình kỹ thuật sử dụng trong các chuyên khoa Mắt, giúp định hướng cho sinh viên có thể trở thành các điều dưỡng làm tại các chuyên khoa ngoại sau khi tốt nghiệp.

(TCDD53) ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA TMH               3(1.2)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về đặc điểm các khoa Tai-Mũi-Họng. Môn học này cũng cung cấp cho sinh viên một cách cụ thể nhất về một số quy trình kỹ thuật sử dụng trong các chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, giúp định hướng cho sinh viên có thể trở thành các điều dưỡng làm tại các chuyên khoa ngoại sau khi tốt nghiệp.

(TCDD54) ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA RHM    3(1.2)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về đặc điểm các khoa RHM. Môn học này cũng cung cấp cho sinh viên một cách cụ thể nhất về một số quy trình kỹ thuật sử dụng trong các chuyên khoa RHM, giúp định hướng cho sinh viên có thể trở thành các điều dưỡng làm tại các chuyên khoa ngoại sau khi tốt nghiệp.

 (TCDD55). ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC     3(1.2)

          Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về đặc điểm của khoa hồi sức tích cực, cách sử dụng các trang thiết bị trong khoa hồi sức tích cực để chăm sóc và theo dõi bệnh nhân. Môn học này cũng cung cấp cho sinh viên một cách toàn diện nhất về cách nhận định bệnh nhân hồi sức tích cực dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra được quyết định chăm sóc người bệnh phù hợp nhất.

 (TCCS56). CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ     - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ          3(1.2)

Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về đặc điểm về tâm lý và thể chất của người bệnh ung thư, các vấn đề mà bệnh ung thư gây nên cho người bệnh. Từ đó điều dưỡng đưa ra các hành động điều dưỡng phù hợp. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp cho sinh viên về các vấn đề thường gặp phải khi bệnh nhân được hóa trị, xạ trị cho một số bệnh ung thư thường gặp. Môn học cũng nhấn mạnh về việc giao tiếp với người nhà người bệnh ung thư và tư vấn sức khỏe cho người nhà một cách phù hợp nhất.

2.4. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(TNTT57). THỰC TẬP TỐT NGHIỆP     4(0.4)

          Đợt thực tập tốt nghiệp tổ chức vào cuối khóa học, trước khi thi tốt nghiệp giúp cho sinh viên có thể hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức cơ bản như đánh giá được mô hình tổ chức, công tác quản lý khoa phòng, bệnh viện; mô tả và phân tích được chức năng, nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng viên, điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cho từng loại bệnh, mô tả và đánh giá được mô hình quản lý sức khỏe cộng đồng, mô tả và đánh giá được quy trình vô khuẩn, tiệt khuẩn tại bệnh viện.

          Đợt thực tập tốt nghiệp sẽ củng cố kỹ năng tư duy thấu đáo và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, hoạt động nhóm hiệu quả và an toàn; phát triển kỹ năng duy trì các mối quan hệ hợp tác nhằm xây dựng nhóm chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Chăm sóc lấy bệnh nhân và gia đình làm trung tâm trong các môi trường chăm sóc khác nhau; hiểu và quảng bá quan điểm đúng về điều dưỡng trong hệ thống Y tế và cộng đồng.

 (TNKL58). KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP          8(0.8)

          Học phần này giúp sinh viên thực hiện một đề tài nghiên cứu có sự giám sát. Sinh viên sẽ có cơ hội để lựa chọn và khám phá các vấn đề về lâm sàng hoặc các vấn đề sức khỏe, phát triển các dạng câu hỏi để tăng cường kiến thức và kỹ năng nghiên cứu. Việc hoàn thành một luận văn nhỏ sẽ chuẩn bị cho sinh viên học cao hơn trong lĩnh vực điều dưỡng hoặc khoa học sức khỏe.

          Khóa học này chỉ thích hợp với sinh viên có điểm trung bình chung học tập > 7.0 (<20% sinh viên toàn khóa) và mong muốn học Thạc sĩ sau này.

In

Đăng ký nhận tư vấn

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
2020 Buon Ma Thuot University. All rights reserved